Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

Là một blogger ai ai cũng muốn tạo dựng được một mạng lưới khách truy cập vững mạnh, một trong những cách đơn giản đó là chúng ta sẽ trao đổi liên kết giữa các blog khác nhau với nhau, giúp khách truy cập và các công cụ tìm kiếm lưu thông với nhau nhằm tăng lượng truy cập cùng nhau phát triển.

Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

Google cũng có cung cấp sẵn cho chúng ta nhiều widget giúp chúng ta thực hiện chức năng đó là "Danh sách Liên Kết", "Danh sách Blog". Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn giới hạn chiều cao của widget "Danh sách blog" giúp khách có thể thấy tất cả trang chúng ta liên kết, mà không lo tăng thêm chiều dài của website.

Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

Một trong những điều mình thích ở widget này là nó có thể sắp xếp theo ngày cập nhật gần đây nhất, giúp giữ được sự công bằng, tránh được việc ai được khách truy cập chú ý nhiều hơn. Chưa kể đến nó có thể cung cấp cho khách truy cập tiêu đề bài đăng, định hướng được cho người đọc đến nội dung của bài viết mới từ website đó. Không nói dài dòng nữa bắt đầu thôi:

Cách 1: Giới hạn bằng số lượng Blog hiển thị qua tùy chỉnh mặc định của widget
Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

Bạn vào chinh sửa widget đó, tại phần hiển thị bạn chọn số lượng blog hiển thị rồi lưu lại. Nhược điểm: việc sử dụng các này làm ẩn đi nhiều blog không có thời gian đăng bài thường xuyên.

Cách 2: Giới hạn chiều cao bằng CSS thêm thanh cuộn khi vượt quá chiều cao do bạn quy định
Bạn có thể thêm css như hướng dẫn ở bài trước "Cách đơn giản chèn thêm CSS tùy chỉnh vào Blogger", hoặc theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Blogger >> Mẫu >> Chỉnh sửa HTML

Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

Bước 2: Tìm đến thẻ ]]></b:skin> và thêm đoạn CSS sau vào bên trên

Giới hạn chiều cao widget danh sách blog của Blogger

.blog-list-container ul {
max-height: 200px
overflow: auto;
}
thay 200px thành chiều cao mà bạn quy định rồi lưu lại.

Lời kết
Qua 2 cách mình hướng dẫn, mình khuyên dùng cách 2, vì nó giữ được sự công bằng giữa các blog với nhau, giúp bạn có một mạng liên kết ổn định và lâu dài hơn. Còn về việc sử dụng html chèn vào các liên kết thì mình không thực sự thích thế, vì người dùng thường sẽ chú ý đến những backlink ở đầu hoặc ở cuối vị trí mình chèn, không những thế nếu quá nhiều liên kết nó trở dày đặc làm người dùng khó chịu.

Mọi nhận xét trên blog KslZone.NET sẽ được kiểm duyệt trước khi được xuất bản trên blog. Lưu ý: Nếu bạn để lại backlink về website của bạn, miễn là kèm theo nhận xét hợp lý thì nhận xét đó vẫn sẽ được chấp nhận. Nếu bạn muốn hiện mã HTML thì bạn cần chuyển đổi trước bằng công cụ phía dưới.